Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Triệu chứng ung thư vòm họng dễ bị bỏ qua

Giống như nhiều loại ung thư khác, bệnh ung thư vòm họng thường ít biểu hiện đặc thù ở những giai đoạn sớm nên bệnh nhân thường không để ý và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang khi chỉ bị đau đầu hoặc ngạt mũi thoáng qua.

3 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh lý có tính đặc thù theo khu vực. Theo ghi nhận, tại Hà Nội, ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ tư trong các loại ung thư nói chung, và là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

Tuy nguyên nhân dẫn đến loại ung thư này chưa được khẳng định chính xác, nhưng có ba yếu tố chính được xác định là làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Đó là virus Epstein-Barr, yếu tố di truyền và môi trường. Ngoài ra, còn phải kể đến cả thói quen ăn uống như ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men và hút thuốc lá.


Vitamin E gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Các nhà nghiên cứu cho rằng khi bổ sung quá nhiều vitamin E cùng với selen, người đàn ông có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Nghiên cứu được thử nghiệm trên 1700 nam giới bị mắc ung thư tuyến tiền liệt và 3100 nam giới khỏe vào năm 2001. Những người đàn ông trên được chỉ định ngẫu nhiên để nhận vào cơ thể liều cao vitamin E và selen, hoặc nhận vào cơ thể giả dược.
Bổ sung quá nhiều vitamin E và Selen sẽ khiến nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư ruột nên bổ sung vitamin D

Khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư ruột nếu có nồng độ vitamin D trong máu cao sẽ cao hơn những bệnh nhân có nồng độ vitamin D trong máu thấp.
Đây là kết luận nghiên cứu mới của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa ĐH Edinburgh (Anh) vừa công bố trên tạp chí về ung thư Journal of Clinical Oncology (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm mẫu máu của 1.600 bệnh nhân ung thư ruột sau khi phẫu thuật và thấy rằng 3/4 số bệnh nhân có nồng độ vitamin D cao trong máu có thể sống được năm năm, tỉ lệ này ở bệnh nhân có nồng độ vitamin D thấp chưa tới 2/3.

Phát hiện sớm ung thư ruột già

Ung thư ruột già (ung thư đại tràng - UTĐT) được xem là loại ung thư phổ biến đứng sau các loại ung thư:
ung thư tiền liệt tuyến, phổi ở nam giới và ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở nữ giới. UTĐT có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân, như: môi trường sống, thói quen ăn uống cũng như ý thức chủ động phát hiện sớm bệnh lý chưa cao. Các yếu tố nguy cơ thường gặp và dễ dẫn đến UTĐT:
- Những người từ 50 tuổi trở lên.
- Gia đình (bố mẹ, anh chị em) có người đã từng bị UTĐT hoặc trong quá khứ, bạn đã từng tiến hành cắt Polyp hay từng bị viêm loét đại tràng.
- Thường gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đường ruột nhạy cảm với các loại đồ ăn, thức uống mới… Hoặc đột nhiên thay đổi thói quen đi vệ sinh, đi tiêu nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày mới đi với tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu ra máu. Hoặc các vấn đề khác như cảm giác mót rặn sau khi đi tiêu, sụt cân, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Hình ảnh Polyp xuất hiện ở đại tràng.