Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Những lưu ý về dinh dưỡng sau mổ ung thư đại tràng?

Thưa bác sĩ,

Bố cháu bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 đã phẫu thuật chuẩn bị hóa trị. Bố cháu nên ăn và kiêng những loại thực phẩm gì vì bố cháu bị bệnh đau dạ dày và hiện đang bị chán ăn. Cháu xin cám ơn!

(Đức Công – Bắc Ninh)

Chào em,

Không biết tình trạng bố em đã mổ... là mổ như thế nào? Mở hậu môn nhân tạo vĩnh viễn hay là mổ nối sau khi cắt u.

Về cơ bản mà nói, sau khi mổ ung thư đại tràng thì vấn đề dinh dưỡng cũng không có ảnh hưởng gì lớn. Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường như trước khi mổ. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:

1. Thông thường bệnh nhân có tình trạng sụt cân đáng kể trước khi mổ. Đặc biệt, việc hóa trị có thể càng làm bệnh nhân thêm chán ăn và sụt cân thêm. Do đó, điều quan trọng nhất là giữ khẩu vị và cố gắng tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Việc phối hợp bữa ăn bình thường với các loại sữa dinh dưỡng cao thường được dùng.

2. Nếu bệnh nhân đã trở lại được chế độ ăn bình thường. Nên chú ý:

- Ăn nhiều trái cây rau quả.
- Hạn chế các loại thịt đỏ (thịt bò)
- Hạn chế rượu và bỏ thuốc lá

3. Nếu có hậu môn nhân tạo, bữa ăn cần cân chỉnh để đảm bảo lưu thông qua hậu môn không quá gây khó chịu cho người bệnh. Thông thường, các hậu môn nhân tạo ở gần sẽ có dịch ra khá lỏng như tiêu chảy.
Ở giai đoạn này, người bệnh rất dễ có tình trạng bi quan, chán ăn, bỏ ăn. Sự động viên và quan tâm của gia đình nhiều khi còn quan trọng hơn thuốc men hay các loại sữa, vitamin.

Thân mến,

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư

Ông Hossein Shakki nói rằng các loại thuốc nano chống bệnh ung thư hiện đang được sử dụng ở Iran trong điều trị các căn bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Ông Shakki, giám đốc Hội đồng Sáng kiến Công nghệ Nano (INIC) đối với các ngành công nghiệp dược phẩm của Iran, cho biết nước này đã sản xuất được 4 loại thuốc nano dành cho các bệnh nhân ung thư, với chất lượng cao hơn hẳn các sản phẩm ngoại nhập và giá rẻ hơn hẳn.

Trong những năm gần đây, quốc gia Trung Đông này đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế và dược liệu.

Ngoài những loại thuốc mới được sản xuất nêu trên, các nhà khoa học Iran còn sản xuất 18 loại thuốc sử dụng công nghệ sinh học và đang nghiên cứu đối với 29 loại thuốc sinh học khác.

Iran cũng đã sản xuất được hàng loạt thuốc kháng sinh Doxorubicin, được sử dụng trong các ca bị ung thư phổi và ung thư vú.

Loại thuốc này đã chứng tỏ hiệu quả điều trị cao hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn và giảm một cách tự nhiên các tác động phụ, bao gồm cả những biến chứng về tim mạch.

AloBacsi.vn

Đường lây truyền của bệnh viêm gan

Gia đình chồng con gái tôi có người mắc viêm gan. Tôi rất hoang mang vì các cháu sắp cưới nhau. Không biết viêm gan lây truyền như thế nào để biết cách phòng ngừa, thưa bác sĩ.

Lê Văn Thuyên (Thanh Hóa)

Trả lời,

Viêm gan là bệnh hay gặp nhưng ít người tự phát hiện được bệnh vì hầu như không có biểu hiện gì.

Bệnh viêm gan A rất dễ lây do lây qua đường tiêu hóa. Bệnh dễ lây nhất là vào một vài tuần trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của viêm gan cấp tính. Nhưng khi da và mắt trở nên vàng thì bệnh không còn mang tính truyền nhiễm, tiếp xúc với người bệnh lúc này không nguy hiểm nữa. Có thể tiêm vaccin ngừa bệnh viêm gan A.

Bệnh viêm gan B, C, D lây qua đường máu và đường tình dục. Vaccin ngừa viêm gan B và D rất hiệu nghiệm và an toàn nên chúng ta cần tiêm càng sớm càng tốt. Riêng viêm gan C chưa có vaccin ngừa nên để không bị lây bệnh phải tránh tiếp xúc một cách trực tiếp với máu của bệnh nhân.

Viêm gan E lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut. Khác với viêm gan A, bệnh vẫn có thể tiếp tục lây trong nhiều tuần lễ, sau khi người bệnh đã phát ra những triệu chứng viêm gan cấp tính.

Vì cách thức lây nhiễm viêm gan B và AIDS tương tự nhau, nên một số bệnh nhân đã bị lây cả hai bệnh này cùng lúc, khi dùng chung kim tiêm hoặc giao hợp với người có bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B và C, nếu bị lây thêm AIDS sẽ dễ tử vong hơn. Bệnh nhân cũng dễ bị nhiễm khuẩn và bệnh ung thư hơn.

AloBacsi.vn
Theo BS. Lê Hưng - Sức khỏe và Đời sống

Yếu tố gây ung thư dạ dày

Thức ăn chứa nhiều muối nitrat, sử dụng lâu dài và cả các loại dưa cải muối khiến bệnh ung thư dạ dày ngày càng gia tăng.

ung-thu-da-day

Đầu của thế kỷ 20, vị trí ung thư dạ dày thường xảy ra ở phần thấp của dạ dày, tức là vùng hang vị và môn vị. Nhưng hiện nay thì người ta thấy ung thư ở phần trên cao của dạ dày (tâm vị, đáy vị, nhất là chỗ nối tiếp giữa thực quản và dạ dày) lại có tần suất bị mắc bệnh nhiều hơn.

Thức ăn chứa nhiều muối nitrat như thịt muối, cá muối nhằm mục đích bảo quản, sử dụng lâu dài và cả các loại dưa cải muối. Thói quen ăn thực phẩm chiên xào, thịt cá đã chế biến kết hợp bia, rượu, nhưng lại ít ăn rau tươi, trái cây, sữa hay thiếu cung cấp nguồn sinh tố (sinh tố A chẳng hạn), sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tiêu thụ 30g thịt đã chế biến một ngày thì có nguy cơ cao 1,15 lần.

Những người mà mức thu nhập thấp có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần, thường bị ung thư ở đoạn cuối của dạ dày. Ngược lại, những người có thu nhập cao dễ bị ung thư ở phần trên dạ dày. Tiên lượng của bệnh nhân bị ung thư phần trên dạ dày thì xấu hơn.

Béo phì cũng liên quan đến ung thư dạ dày, chỉ số BMI >_ 25 là có nguy cơ cao, càng béo phì thì nguy cơ càng cao.

Hút thuốc lá, có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 1,5 - 1,6 lần ở nam giới. Ngoài ra, nhiễm virus, vi khuẩn cũng dẫn đến ung thư dạ dày.

Alobacsi.vn

Báo động gạo nhiễm chất gây ung thư

Gạo nhiễm chất gây bệnh ung thư Arsenic đang là mối quan ngại đối với sức khỏe của hàng tỉ người trên toàn cầu.

Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.

Ủy ban này qui định mỗi kg gạo bán ra thị trường quốc tế chỉ được chứa 0,2 milligram arsenic.

AFP dẫn lời điều phối viên về vấn đề an toàn thực phẩm của WHO, Angelika Tritscher cho biết Arsenic có trong vỏ trái đất,thường có trong môi trường đất và nước, chất này nhiễm vào cây trồng theo đường tự nhiên do cây trồng hấp thụ từ đất và nước. Hàm lượng arsenic nhiễm vào cây trồng tăng dần theo thời gian trưởng thành của cây,nhất là cây lúa.

Theo WHO, chất arsenic nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng ở một số nướctrồng lúa ở châu Á.

"Vì gạo là nguồn lương thực chủ yếu ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới nên một lượng lớn dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng nếu nguồngạo không an toàn. Tiếp xúc dài lâu với chất Arsenic sẽ gây ung thư và các chứng bệnh về nhiễm trùng da", bàTritscher cho biết.

Giới chuyên gia quốc tế cho rằng các nước phải đưa qui định này vào bộ luật của từng nước để đảm bảo an toàn đối với nguồn thực phẩm cung cấp cho toàn thế giới.

AloBacsi.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Ăn nhiều thịt và pho mát cũng hại như hút thuốc lá

Theo một công trình nghiên cứu thực hiện ở Hoa Kỳ, những đối tượng trong độ tuổi từ 50 - 65, nếu ăn quá nhiều protein động vật (thịt, sữa, pho mát...) sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh ung thư, so với những người cùng độ tuổi mà chế độ ăn ít protein động vật. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, nguy cơ này có thể tương đương với những người hút thuốc lá thường xuyên.


Đây là kết quả của công trình nghiên cứu kéo dài trong 18 năm, được thực hiện trên 6.318 người trong độ tuổi 50. Ngoài nguy cơ ung thư, công trình nghiên cứu còn cho thấy những trường hợp tử vong sớm nghi do bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, tim mạch... cũng có thể là do tiêu thụ quá nhiều thịt động vật.

Kết quả của công trình nghiên cứu cho thấy những đối tượng tham gia trong độ tuổi từ 50 - 65, lúc khởi đầu công trình và những đối tượng này được ăn khẩu phần giàu protein động vật thì tỷ lệ tử vong tăng cao trên 75% trong khoảng thời gian 18 năm thực hiện so với những đối tượng tham gia mà sử dụng chế độ ăn nghèo protein động vật.

BS. NGUYỄN VĂN THÔNG (Theo Suckhoedoisong.vn)

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Top thực phẩm phòng ngừa ung thư cho XY

Để có cơ thể khỏe mạnh, dẹp tan nỗi lo mắc bệnh ung thư, con trai hãy ăn nhiều các loại rau củ quả dưới đây.

1. Súp lơ xanh


Dưỡng chất như indoles và sulforaphane trong súp lơ xanh có tác dụng phòng và ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nó góp phần ức chế và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.

thuc-pham-ngua-ung-thu-1

2. Các loại quả hạch


Quả hạch là quả có vỏ hạch cứng bọc lấy hạt bên trong như hạt điều, óc chó, hạt dẻ…Những loại quả này rất giàu kẽm và selen - chất quan trọng cho hoạt động của tuyến tiền liệt ở nam giới. 

3. Trà xanh


thuc-pham-ngua-ung-thu-2

Trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin và polyphenon giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus, ức chế mức độ phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. 

4. Hạt bí


Tinh dầu trong hạt bí chứa carotenoid và axit béo omega, có tác dụng ngăn ngừa sự phát tán rộng rãi của các tế bào gây ung thư tuyến tiền liệt.

5. Cá hồi


thuc-pham-ngua-ung-thu-3

Loại cá này chứa hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Mr.Bull (Theo Vnexpress)

Ngửi mùi ‘xì hơi’ có thể ngăn ngừa ung thư

Công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học của Đại học Exeter (Anh) khẳng định rằng mùi của quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể có thể ngăn chặn bệnh ung thư và một số loại bệnh khác.

"Về bản chất, khí của mỗi lần “xì hơi” là khí hydrogen sulfide (H¬¬¬¬¬2S) được sản sinh bởi vi khuẩn phân hủy thức ăn trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Nó được biết đến như một loại khí cay, có mùi hôi trứng thối và đầy hơi. Tuy nhiên nó được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và trên thực tế loại khí này là một anh hùng chăm sóc sức khỏe với ý nghĩa quan trọng cho phương pháp điều trị tương lai cho một loạt các bệnh tật", Tiến sĩ Mark Wood, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, phát biểu trên tờ TIME.

Mặc dù khí hôi thối có thể gây ngộ độc với liều lượng lớn nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng việc ngửi “một luồng hơi nhỏ” trong quá trình “xì hơi” có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm khớp, và bệnh mất trí nhớ... bằng cách bảo vệ ty thể (mitochondria - trung tâm năng lượng của tế bào vì là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng tế bào có thể sử dụng).

ngui-mui-xi-hoi-co-the-ngua-benh-ung-thu

Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu đang nhắm đến một bước cao hơn là phân tích và tự tổng hợp được một loại khí hôi thối tương tự nhưng có lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe.

"Chúng tôi đã khai thác quá trình tự nhiên này và đã tổng hợp được một hợp chất có tên là AP39. Khi cung cấp từ từ với một lượng rất nhỏ khí đặc biệt này các ty lạp thể trong tế bào của con người sẽ được bảo vệ tốt hơn, giúp cho ngăn chặn rất nhiều loại bệnh hiểm nghèo", giáo sư Matt Whiteman, người đã làm việc trên các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dược Hóa học, nói.

L.M – Theo infonet.vn

Độ tuổi nào nên khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư?

Cho đến nay bệnh ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Năm 2012 có khoảng 8 triệu người tử vong do ung thư, trong đó khoảng 70% ở các nước nghèo và đang phát triển. Số người mắc ung thư càng ngày càng gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, số ca mắc hàng năm sẽ tăng từ 14 triệu ca (2012) lên đến 22 triệu ca (2032).

Theo thống kê, ở Việt Nam, khoảng 70% bệnh nhân ung thư được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó tiên lượng điều trị là rất hạn chế mặc dù phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, với quá trình điều trị lâu dài, phức tạp. Điều này không những gây ra sự mệt mỏi mà còn tốn kém tiền bạc cho bệnh nhân và gia đình. Đối với ung thư, để có tiên lượng bệnh tốt (tức là kéo dài thời gian sống sau điều trị và đảm bảo chất lượng cuộc sống bình thường) thì điều trị bệnh triệt để ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết. Để làm được điều đó thì không có cách nào khác ngoài việc người dân, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ, nên đi khám sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tổn thương ung thư ở giai đoạn sớm.

kham-san-loc-ung-thu-1
Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.

Khám sàng lọc là gì?


Là kiểm tra sức khỏe trên người bình thường để phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng (đau, mệt mỏi, vàng da, sờ thấy khối u...).

Vì sao nên khám sàng lọc?


Là để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đặc biệt đối với ung thư, phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

kham-san-loc-ung-thu-2
Tế bào biểu mô lát ác tính trong ung thư cổ tử cung.

Nên khám sàng lọc những bệnh ung thư nào?


Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Nên đi khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại tràng; vì đây là những loại ung thư có hiệu quả điều trị cực kỳ tốt nếu được phát hiện sớm”. Đối với những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều bụi (đá, gỗ, kim loại...) thì nên khám sàng lọc ung thư phổi.

Ngoài ra, với những khối u trong ổ bụng (u gan, thận, tử cung, buồng trứng...) cũng có thể phát hiện được khi chưa có biểu hiện trên lâm sàng bằng kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, không độc hại như siêu âm.
Độ tuổi nào nên khám sàng lọc ung thư?

Thông thường, khám sàng lọc ung thư áp dụng ở người trưởng thành. Dưới đây là khuyến cáo khám sàng lọc ung thư theo tuổi: (xem bảng dưới).

kham-san-loc-ung-thu-3

Đi khám sàng lọc ung thư ở đâu?


Tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về ung bướu, trong đó chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng!

(Tham khảo: www.cancer.org; http://www.cdc.gov/)
ThS. BS. Ngọc Lâm – Theo suckhoedoisong.vn

15 triệu đàn ông Việt tự đầu độc mình bằng thuốc lá

Mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ hơn 4 tỷ bao thuốc lá, tăng gấp đôi so với những năm trước 2000. Con số này tăng đều qua các năm do mức tăng thuế quá thấp.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, Thái Lan đã duy trì được lượng tiêu thụ thuốc lá bình quân một năm là trên 2 tỷ bao nhờ tăng thuế thuốc lá. Việt Nam thì không duy trì được kết quả này, ngược lại tăng rất nhanh từ 2 tỷ bao lên hơn 4 tỷ.

Tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành ở Việt Nam vẫn còn cao (47,4%), tương ứng với 15 triệu nam giới hút thuốc. Con số này ở nữ giới thấp hơn nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới.

thuoc-la-gay-benh-ung-thu
Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hơn khói do người hút hít vào. Ảnh:Spot. 

Biện pháp hữu hiệu để hạn chế thanh thiếu niên hút thuốc, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trong dài hạn với cộng đồng là tăng thuế thuốc lá. Theo Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, hiện thuế này của Việt Nam chỉ chiếm 41% trên giá bán lẻ (65% giá xuất xưởng). So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước có mức thuế thuốc lá thấp gần nhất, chỉ cao hơn Campuchia. Thuế thấp nên giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận và nhanh chóng trở thành người nghiện.

Bộ Tài chính mới đây đưa ra đề xuất tăng thuế thuốc lá theo lộ trình vào năm 2015 và 2018, cứ mỗi 2 năm tăng 10%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, thì mức tăng như vậy tác động tới tiêu dùng thuốc lá không đáng kể. Mức tăng thuế thấp như vậy thì giá thuốc lá vẫn tăng chậm hơn lạm phát và thu nhập bình quân đầu người.

Bà Phan Thị Hải, Phó chánh Văn phòng cho rằng, phương án đề xuất của Bộ Tài chính giống với đợt tăng vào năm 2006-2008. Tại thời điểm tăng thuế đó, tiêu thụ thuốc lá có giảm đi nhưng không đáng kể, sau đó lại tăng lên và tăng đều cho đến bây giờ.

Vì thế, các chuyên gia đề xuất mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt cần tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và có lộ trình tăng lên thành 145% vào năm 2018. Mức thuế này mới đảm bảo giá bán lẻ thực tế tăng cao hơn mức tăng thu nhập, kéo theo sức mua sẽ giảm đi.

Cũng theo Bộ Y tế, mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. 

Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm phải chi thêm 23.000 tỷ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá - chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan. Gánh nặng bệnh tật do thuốc lá rất lớn, không chỉ với bản thân người hút mà cả những người hút thụ động. Nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu lẽ ra có thể phòng tránh được. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 40.000 trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỷ lệ mắc ung thư phổi trên toàn cầu tăng khá nhanh trong 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác. Con số này cho thấy sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm.

Phương Trang – Theo vnexpress.net

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Hao hụt nhiễm sắc thể Y, nam giới dễ mắc ung thư

Sự hao hụt nhiễm sắc thể giới tính Y trong tế bào máu đã cắt ngắn tuổi thọ của đàn ông, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.


Sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y ảnh hưởng mạnh mẽ đến tuổi thọ của đàn ông - Ảnh: Shutterstock 

Lỗi sao chép ADN gây ung thư?

Các nhà khoa học đã tìm được những điểm yếu có thể là cội nguồn sinh sôi các tế bào ung thư, mà theo kết quả nghiên cứu là xảy ra ở những vị trí xuất hiện lỗi sao chép trên ADN.

Mỗi lần phân bào, tế bào người đầu tiên phải sao chép 46 nhiễm sắc thể để làm tài liệu chỉ dẫn cho tế bào mới, và thông thường quá trình này xảy ra một cách trơn tru.

Tuy nhiên, theo thời gian, thông tin không được sao chép và đối chiếu đúng mức, để lại những khoảng trống buộc tế bào phải cẩn thận kết nối lại với nhau.

Úc thu hồi quần jeans nghi chứa chất gây ung thư

Ngày 8.5, Ủy ban Người tiêu dùng và cạnh tranh Úc (ACCC) đã đưa ra cảnh báo về thuốc nhuộm có thể sinh ra chất gây ung thư trên một số loại quần jeans đang được bán tại nước này.

Theo Đài ABC News (Úc), ACCC đã cho xét nghiệm nhiều loại quần áo và phát hiện thuốc nhuộm azo trên một số sản phẩm có chứa hàm lượng cao chất gây ung thư.

Vắc xin sởi chữa khỏi ung thư máu

Các bác sĩ Mỹ tuyên bố đã quét sạch tế bào ung thư máu trong cơ thể một bệnh nhân nữ bằng vắc xin sởi liều cao, đủ sức tiêm cho 10 triệu người.

Liệu pháp vi rút đã chứng tỏ có khả năng trị ung thư - Ảnh: AFP

Bệnh nhân trên tham gia một cuộc thử nghiệm điều trị lâm sàng tại Bệnh viện Mayo, với mục tiêu chứng minh có thể dùng vi rút đã được biến đổi gien để tiêu diệt tế bào ung thư thông qua một quá trình gọi là liệu pháp vi rút.

Kiểm tra ung thư cổ tử cung

Không phải chỉ mới nghi ngờ là cho làm sinh thiết cổ tử cung, và không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều chuyển thành ung thư cổ tử cung.

Một ca khám phụ khoa (ảnh chỉ có tính minh họa) -Ảnh: Shutterstock

Những loại ung thư thường gặp

Bệnh ung thư ngày càng xảy ra nhiều. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi cao hơn, cũng như chi phí ít hơn.



Một ca mổ điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: T.Tùng

Nguy cơ cao từ tuổi trung niên

Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng (Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM), bình quân mỗi năm trên thế giới có gần 13 triệu người mắc mới bệnh ung thư và hơn 7,5 triệu người tử vong. Riêng trong nước, hằng năm có khoảng 116.000 người mắc mới bệnh ung thư (tính chung các loại); hơn 80.000 bệnh nhân ung thư bị tử vong.

Ngừa ung thư đại tràng

Nghiên cứu từ Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) cho thấy tỷ lệ mắc ung thư ruột kết (đại tràng) ở nam giới trong độ tuổi 20 - 30 đã tăng đến 17% trong 20 năm qua.

'Nổ tung' tế bào ung thư

Các nhà khoa học Thụy Điển đã tìm được một cơ chế hoàn toàn mới trong điều trị ung thư, bằng cách cho nổ tung các tế bào ác tính.

Các chuyên gia ung thư của Viện Karolinska tại Stockholm cho hay có thể đảo ngược quá trình phát triển khối u ung thư não ở chuột bằng cách cho chúng dùng chất gọi là Vacquinol-1 dưới dạng viên nén.

Kết quả cho thấy các phân tử Vacquinol-1 kích hoạt quá trình gọi là “không bào hóa”, trong đó tế bào chuyển các chất từ bên ngoài vào bên trong, khiến thành bên ngoài của tế bào sụp đổ, “phát nổ” và chết, theo trang Science Daily.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Chảy máu cam thường xuyên là bệnh gì?

Anh em hay bị chảy máu cam và có khi chảy máu ở tai. Em nghi ngờ anh bị bệnh tủy, liệu có phải như vậy không, AloBacsi?

Chào Alobacsi.vn, Em có một người anh trai cao 1m85 nặng 85kg. Anh em hay bị chảy máu cam và có khi chảy máu ở tai (chỗ dái tai). Em nghi ngờ anh mình bị bệnh tủy, liệu có phải như vậy không ạ? Em rất lo lắng mong AloBacsi giải đáp giúp em ạ! (Thu Nhi – Quận 4, TPHCM)

Ảnh minh họa
Bạn Nhi thân mến,

Chảy máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:

- Chấn thương mũi: ngoáy mũi, va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...).

- Viêm mũi xoang: cúm nhiễm virus, viêm xoang nhiễm trùng…

- Lệch vách ngăn mũi.

- Ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng).

- Bệnh phình mạch máu trong mũi.

- Cao huyết áp.

- Bệnh do rối loạn quá trình đông máu: các bệnh lý huyết học...

- Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

- Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

- Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.
Khi chảy máu nhiều và kéo dài gây sự thiếu máu, đôi khi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy nhanh chóng đưa người tới bệnh viện khám và điều trị ngay nhé!

BS.CK1 Nguyễn Hồng Dũng - AloBacsi.vn

Ăn uống là "thủ phạm" gây ung thư?

Hiện nay bệnh ung thư có xu hướng gia tăng nhanh ở nước ta. Có nhiều lý do giải thích về sự gia tăng của bệnh ung thư như vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm….

TS. Nguyễn Văn Hiếu – Bộ môn Ung thư – Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, những hiểu biết và quan tâm đối với ung thư của giới y khoa cũng như cộng đồng đã làm tăng thêm việc phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư. Vấn đề dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng liên quan chặt chẽ đến sự phát sinh và phát triển của căn bệnh ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu ung thư học, dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư (trong khi vai trò của thuốc chiếm khoảng 30%). Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư nội tiết…

Mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư được thể hiện ở hai khía cạnh chính: trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các thực phẩm, thức ăn, đồ uống; vấn đề thứ hai có liên quan đến sinh bệnh học ung thư là sự hiện diện của các chất đóng vai trò làm giảm nguy cơ gây ung thư (vitamin, chất xơ…) đồng thời sự mất cân đối trong khẩu phần ăn cũng là một nguyên nhân sinh bệnh.

Các chất gây ung thư có trong thực phẩm

Nitrosamin: nitrosamine và các hợp chất N-nitroso khác, là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với 1 lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng.

Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamine cao.

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thường tiêu thụ loại thực phẩm này có liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi họng.

Các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra việc tiêu thụ nước mắm, chứa một hàm lượng nitrosamine cao, liên quan đến ung thư dạ dày.

Những nhà khoa học nước ta đang nghiên cứu loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú, có hàm lượng nitrosamine cao, có thể có liên quan đến ung thư ngày càng tăng ở nước ta.

Aflatoxin: aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đây là một chất gây ra bệnh ung thư gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới.

Loại nấm mốc này thường có trong các ngũ cốc bị mốc hoặc là lạc mốc, việc tiêu thụ các thực phẩm này là một nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.

Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm: các nhà khoa học phương Tây cho thấy sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư, như chất paradimethyl amino benzene dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan.

Tại các nước này sử dụng các phẩm nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thức ăn ở nước ta còn chưa được quản lý nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư.

Không mua các thức ăn có màu sắc sặc sỡ hoặc nghi ngờ có sử dụng phẩm màu không cho phép. Nên dùng các màu sắc tự nhiên trong chế biến thức ăn như màu đỏ của cà chua, gấc; màu vàng của nghệ.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra các thực phẩm có chứa các dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu thụ rau sạch hiện nay đang được xã hội quan tâm.

Cách nấu nướng và bảo quản thực phẩm: Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng…

Dinh dưỡng và ung thư

Chất béo và thịt: các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật.

Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mối liên quan chặt chẽ tiêu thụ chất béo với ung thư vú. Tỷ lệ tử vong do mắc ung thư vú tăng theo mức tiêu thụ mỡ.

Hoa quả và rau xanh: trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các chất xơ làm hạn chế sinh ung thư do chúng thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hóa, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân chất xơ có thể gắn và cố dịnh các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ thể.

Các loại vitamin A, C, E làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi… thông qua quá trình oxy hóa, chống đột biến gen. Đặc biệt các loại rau thơm và rau gia vị với các thành phần chống oxy hóa (carotene, vitamin C…) và các tinh dầu không chỉ kích thích tiêu hóa mà còn hạn chế và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư

Như vậy, ăn uống có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư.

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống nhiễm các hóa chất gây ung thư trong thức ăn, việc thực hiện chế độ ăn cân đối hợp lý, tránh thái quá mỡ, thịt động vật, đồng thời tăng cường tiêu thụ trái cây và rau xanh không chỉ là biện pháp dự phòng bệnh ung thư mà còn có thể phòng chống được nhiều bệnh khác.
AloBacsi.vn
Theo VnMedia

Aspirin có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Những người sử dụng aspirin liều thấp giảm một nửa nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Ảnh minh họa - nguồn internet

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã theo dõi 362 bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy và 690 người khác ở 30 bệnh viện ở Connecticut (Mỹ) từ năm 2005-2009 về liều lượng sử dụng aspirin. Kết quả cho thấy, những người sử dụng aspirin liều thấp giảm một nửa nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người nên dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa ung thư tuyến tụy, vì thuốc aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và các biến chứng đe dọa tính mạng.

AloBacsi.vn
Theo An Ninh Thủ Đô

Cuống lưỡi có khối u như trong ảnh là dấu hiệu bệnh ung thư?

Gửi bác sĩ,

Em được chuẩn đoán là bị amidan quá phát, nhưng tự quan sát trong họng em thấy trên lưỡi nổi nhiều hạt hồng khá to, cuống lưỡi có khối u màu trắng, em không biết liệu mình có bị ung thư vòm họng do nhiễm virus HPV không?

Em bị tình trạng này cũng được nửa năm rồi. Em không bị đau nửa đầu, chảy máu cam, ù tai, chỉ thấy nuốt hơi vướng thôi. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. 

(Trang Bo – nguyenthuy…@gmail.com)

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:
Ảnh minh họa
Bạn Trang thân mến,

Những hình ảnh và triệu chứng bạn nêu là hậu quả của viêm amidan quá phát độ 3. Khi viêm amidan quá phát, nhu mô amidan có chứa chiều nang bã đậu nên làm cho hơi thở không thơm tho (hôi miệng). Hay khạc ra những chất bã đậu như hạt cơm, rất hôi. Bởi vậy, phẫu thuật cắt amidan là chỉ định phù hợp. Bạn trở lại bệnh viện tái khám và xin ý kiến bác sĩ điều trị việc cắt amidan nhé.

Hình ảnh bạn băn khoăn không phải là hình ảnh ung thư, đó là hình ảnh amidan đáy lưỡi, chúng cũng quá phát to lên. Bạn hãy yên tâm học tập, làm việc nhé.

AloBacsi.vn

Củ gừng xua tan nỗi lo mất ngủ

Không chỉ là gia vị, gừng còn được biết đến như một vị thuốc quý chữa bệnh mất ngủ kinh niên vô cùng hiệu quả.

Củ gừng chữa chứng mất ngủ

Chữa chứng mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ.

Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng cón có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.

Cách làm:

Cách 1:

Cho 1 củgừng vào nước lạnh (khoảng 500ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường phên vào (lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml), tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được. Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Cách 2:

Giã nát 1 củ gừng hòa vào 500ml nước ấm, cho thêm chút muối và khuấy đều. Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.

Lưu ý:

Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.

Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng hoặc muối gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.

Nếu có điều kiện,bạn có thểngâm chân bằng nước gừng nóng hay muối nóng trước khi đi ngủ để có được giấc ngủ sâu và ngon.

Lưu ý khi sử dụng gừng

1. Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…

3. Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

5. Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.

AloBacsi.vn
Theo N.D - Báo Đất Việt

Mít - "Siêu trái cây" chống ung thư và lão hóa

Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Những chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mít rất giàu vitamin C, một loại chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn. Vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng.

Chống lại bệnh ung thư

Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa. Có điều này do các chất dinh dưỡng thực vật có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào.

Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Không chỉ vậy, mít còn có nhiều chất xơ. Vì vậy mít giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

Duy trì sức khỏe cho đôi mắt và làn da

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đôi mắt và làn da. Bên cạnh đó, mít còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Bổ sung năng lượng

Trong mít có đường fructose và sucrose, vì vậy mà nó có thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức cho cơ thể. Điều tuyệt vời của mít chính là việc, nó rất giàu năng lượng nhưng lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol. Vì vậy, nó là loại trái cây tuyệt vời để ăn khi muốn tạo thêm năng lượng cho cơ thể.

Giảm huyết áp

Kali chứa trong mít đã được tìm thấy là hữu ích trong việc giảm huyết áp và làm giảm nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ.

Giúp xương chắc khỏe

Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường việc hấp thụ canxi của cơ thể. Magiê kết hợp với canxi sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương như loãng xương.

Ngăn ngừa thiếu máu

Mít cũng chứa nhiều chất sắt, vì vậy mà chúng có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Không chỉ vậy, các thành phần có trong mít cũng giúp tăng cường việc lưu thông máu trong cơ thể.

Giúp tuyến giáp khỏe mạnh

Đồng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc sản xuất hoócmôn. Trong mít có rất nhiều loại khoáng chất này. Vì vậy mà ăn mít thường xuyên sẽ giúp bạn có tuyến giáp khỏe mạnh.

AloBacsi.vn
Theo Pháp Luật Việt Nam/TTXVN

Tràn dịch màng phổi không chỉ đơn thuần bệnh lao

Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em, nhưng với người cao tuổi thường để lại hậu quả xấu nặng nề hơn. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ở Mỹ, hàng năm có khoảng xấp xỉ một triệu trường hợp tràn dịch màng phổi được phát hiện; ở nước ta hàng năm có khoảng 1.000 trường hợp được chẩn đoán và can thiệp.

Nhiều nguyên nhân

Màng phổi gồm lá thành và lá tạng, giữa hai lá có khoảng trống. Bình thường trong khoảng trống có một ít dịch sinh lý để làm bôi trơn khi phổi hoạt động làm cho lá thành và lá tạng chuyển động nhịp nhàng. Khi lượng dịch vượt quá chỉ số sinh lý bình thường tức là có sự bài tiết xuất hiện làm ứ đọng dịch trong khoang màng phổi đến một mức độ nhất định sẽ gây tràn dịch màng phổi.

Thực chất của tràn dịch màng phổ là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi có thể do viêm phổi với nhiều căn nguyên đa dạng như: do vi khuẩn họ cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu), vi khuẩn Hemophilus influenzae, K.pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn lao hoặc ung thư (phổi, di căn) hoặc một số bệnh khác.

Bệnh thường gặp nhất trong tràn dịch màng phổi là lao phổi. Tràn dịch màng phổi cũng có thể do u ác tính (các khối u lồng ngực đè vào ống ngực gây thoát dịch dưỡng trấp ra màng phổi) hoặc ung thư phổi.

Một số bệnh như: áp-xe dưới cơ hoành, áp- xe gan, xơ gan cổ trướng, viêm tuỵ tạng, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết hoặc một số bệnh mạn tính như thấp khớp mạn hoăc luput ban đỏ cũng có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể do u nang buồng trứng ở nữ giới (hội chứng Meigs).

Chấn thương lồng ngực hoặc sau phẫu thuật lồng có thể gặp tràn dịch màng phổi tuy rằng tỉ lệ gặp rất hiếm. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi có thể do một số bệnh bởi ký sinh trùng gây nên (lỵ amíp, giun chỉ, sán lá gan).

Nhận biết tràn dịch màng phổi

Đau ngực là triệu chứng khởi đầu của tràn dịch màng phổi. Đau thường âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng về phía bên đối diện thì sẽ đau tăng lên. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp. Khó thở xuất hiện và mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng và tốc độ dịch tiết ra. Người bệnh có thể sốt. Sốt thường biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng và là phản ứng của cơ thể.

Nếu tràn dịch màng phổi xẩy ra ở người có tuổi, sức yếu hoặc bệnh hiểm nghèo thì thân nhiệt tăng lên không nhiều hoặc có khi không tăng lên (không sốt). Ho khan cũng có thể xuất hiện nhưng ho khan với số lần nhiều hay ít cũng như sốt cao hay sốt vừa còn tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh (viêm phổi do vi sinh vật, lao phổi thì ho nhiều hơn các bệnh như: áp-xe gan, áp-xe cơ hoành…).

Để chẩn đoán, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì cần chụp X-quang phổi, hoặc chụp CT, cộng hưởng từ (MRI) phổi, gan mật và các cơ quan nghi bị bệnh gây tràn dịch màng phổi. Hiện nay, siêu âm là một phương pháp khá phổ biến để phát hiện tràn dịch màng phổi.

Nếu có điều kiện thì cần chọc dò màng phổi để xét nghiệm, quan sát màu sắc, tính chất của dịch tiết và xét nghiệm tế bào học, vi sinh, ký sinh. Xét nghiệm dịch màng phổi cũng có thể tìm thấy hồng cầu trong đó, nếu có hồng cầu có thể là nguyên nhân do ung thư phổi hoặc sau nhồi máu phổi. Trong những trường hợp cần thiết, người ta cần phải sinh thiết màng phổi để xác định nguyên nhân.

Nguyên tắc điều trị và dự phòng

Tràn dịch màng phổi có nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh rất phức tạp như ung thư phổi, u ác tính các cơ quan lân cận, xơ gan, suy tim, suy thận. Vì vậy, khi thấy đau tức ngực, khó thở, sốt và các bất thường khác…cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là ở người tuổi đã cao, sức khỏe đã suy giảm hoặc đã có tiền sử mắc các bệnh về phổi (lao phổi, viêm phổi, gãn phế quản), bệnh gan, bệnh tim.

Mỗi một loại bệnh khi xác định được và điều trị thì hầu hết bệnh sẽ ổn định, khỏi. Tuy vậy, sau tràn dịch màng phổi còn phải được theo dõi và điều trị tránh dày dính màng phổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp. Hiện nay việc điều trị tràn dịch màng phổi có nhiều tiến bộ với kỹ thuật phẫu thuật nội soi.

Những người đang mắc bệnh lao thì cần điều trị thật tích cực, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan, không được bỏ thuốc đang điều trị và cần có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện một cách hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật. Những người đã từng mắc bệnh lao đã điều trị khỏi cũng rất cần đi khám bệnh theo định kỳ để được theo dõi một cách nghiêm túc đề phòng bệnh tái phát.

Để tránh mắc các bệnh về phổi, áp-xe gan do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng thì cần có một môi trường sống tốt. Vì vậy, cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần ăn chín, uống chín, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, gỏi cá, nem chua, nem chạo, rau sống). Không hút thuốc lá để phòng các bệnh về đường hô hấp. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần vệ sinh họng, miệng, răng thật sạch hàng ngày bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy

AloBacsi.vn
Theo TTƯT.PGS.TS Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe và Đời sống

Nguy cơ chuyển biến ung thư từ những nốt ruồi

Theo các chuyên gia, những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên bị cọ xát cần được xử lý sớm để tránh nguy cơ chuyển thành bệnh lý ác tính – ung thư hắc tố.

Ung thư hắc tố là một loại ung thư da, trong đó, u của tế bào sinh sắc tố melamin xuất phát từ da hay niêm mạc, đa số xuất phát từ những nốt ruồi. Đây là loại bệnh lý ác tính ít gặp hơn so với ung thư da không hắc tố. Nó chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư da nhưng tỷ lệ tử vong là 75% tổng số các trường hợp do ung thư hắc tố có tiên lượng rất xấu, dễ di căn, ít đáp ứng với điều trị.

Như chúng ta biết, melanine là một loại sắc tố đen được sản sinh từ các hắc tố bào (melanocyte) trong cơ thể. Khi hắc tố này tập trung nhiều vào một chỗ, sẽ tạo ra nốt ruồi. Như vậy, về mặt y học, nốt ruồi chính là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine. 

Đôi khi, nốt ruồi gặp những yếu tố kích thích kéo dài như cọ xát, phơi nắng… sẽ xảy ra những biến đổi ác tính và hình thành ung thư hắc tố. Người ta tìm thấy 1/3 trường hợp ung thư hắc tố xảy ra trên các nốt ruồi có sẵn.


Chàm bẩm sinh: kích thước khoảng 3 cm, thuộc dạng nhú (nổi lên). Sự biến đổi màu sắc của màu nâu, là bình thường, có thể thay đổi khi trưởng thành, và chàm có thể mọc lông. Tuy nhiên, chàm này nên được theo dõi nếu có dấu hiệu tổn thương ác tính, như là tăng kích thước, thay đổi màu sắc, loét, chảy máu, ngứa, hay đau.

Loại bỏ mối nguy hại từ nốt ruồi

Tuy rằng không phải bất kỳ nốt ruồi nào cũng mang đến hiểm họa ung thư hắc tố. Tuy nhiên, việc để ý theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám bệnh sớm nếu thấy nghi ngờ là cần thiết, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình từng có người bị ung thư da. Khi nốt ruồi có những biểu hiện đe doạ hoá ác tính hoặc trở thành ung thư, việc loại bỏ phải được cân nhắc thực hiện sớm, đúng cách.

Ngoài ra để phòng bệnh, một số nốt ruồi có nguy cơ chuyển thành ung thư cũng cần được xử lý sớm. Đó là những nốt ruồi ở các vị trí thường xuyên bị cọ xát như ở lưng quần; vùng râu, tóc; lòng bàn chân, gót chân…, hoặc với những người có làn da nhạy nắng như da trắng, những người thường xuyên phơi nắng hoặc người lớn tuổi có nốt ruồi…

Việc xử lý nốt ruồi cần phải có sự can thiệp của bác sỹ chuyên khoa chứ không được tự phá nốt ruồi bằng các phương pháp thiếu khoa học như bằng vôi ăn trầu, thuốc uốn tóc, hay thậm chí là axit. Xử lý nốt ruồi không đúng cách sẽ kích thích khiến thương tổn phát triển nhanh chóng và chuyển thành ác tính.


Đặc biệt, những nốt ruồi có nguy cơ ác tính cần được giải phẫu bệnh để phát hiện ung thư nếu có và xác định loại ung thư để có hướng điều trị. Có rất nhiều trường hợp là ung thư hắc tố nhưng người bệnh không biết nên đã đốt nốt ruồi từ trước, khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn vì không còn mẫu bệnh phẩm để phân tích loại ung thư.

Tầm soát ung thư hắc tố

Tầm soát ung thư hắc tố được thực hiện bằng tiểu phẫu lấy tổn thương hắc tố và phân tích mẫu bệnh phẩm xác để định nốt ruồi là tổn thương lành tính hay là ung thư hắc tố ác tính. Đồng thời xác định tính chất bệnh lý để có hướng xử lý hoặc điều trị kịp thời.

Hiện nay, việc giải phẫu bệnh tầm soát ung thư hắc tố có thể được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Tại đây, việc xử lý nguy cơ ung thư hắc tố được thực hiện trọn gói và triệt để. Nếu tổn thương hắc tố không phải là ung thư có thể được giải phẫu thẩm mỹ giúp loại bỏ nốt ruồi mà không để lại sẹo. Trường hợp xác định ung thư hắc tố, hướng điều trị sẽ được đưa ra với sự trợ giúp của đội ngũ bác sỹ điều trị ung thư đến từ các bệnh viện lớn của Singapore đang hợp tác tại Khoa Ung bướu Singapore, Bệnh viện Thu Cúc.

Với ưu điểm trang thiết bị tầm soát ung thư hiện đại, đội ngũ bác sỹ giỏi hợp tác với Singapore, cùng với chi phí hợp lý, Bệnh viện Thu Cúc đang là địa chỉ tin cậy trong khám chữa bệnh nói chung và các bệnh lý liên quan đến ung thư nói riêng.

ALoBacsi.vn
Theo Tintuconline.com.vn

3 biến chứng nguy hiểm của bệnh đa nang buồng trứng

Bệnh đa nang buồng trứng cũng có thể để lại 3 biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim, tiểu đường.

Thưa bác sĩ, em biết mình bị buồng trứng đa nang khi đi khám tổng quát sức khỏe đợt vừa rồi. Mặc dù bác sĩ nói bệnh này khá phổ biến và có thể chữa khỏi nhưng em rất lo lắng vì nghe nói bệnh cũng có những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ cho em hỏi, những biến chứng nguy hiểm của bệnh buồng trứng đa nang là gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (L. Thanh)

Bạn L. Thanh thân mến!

Hội chứng buồng trứng đa nang là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng của bệnh này có thể khác nhau ở tùy người, nhưng hầu hết phụ nữ bị buồng trứng đa nang đều có thể gặp các biểu hiện phổ biến như: chu kì kinh nguyệt không đều, khó mang thai, rậm lông, mụn trứng cá mọc nhiều, đau vùng chậu, tăng cân đột ngột...


Bệnh đa nang buồng trứng cũng có thể để lại 3 biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim, tiểu đường... Ảnh minh họa

Đúng là buồng trứng đa nang có thể được chữa hiệu quả nếu phát hiện và điều trị sớm. Nhưng đây là bệnh rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở phụ nữ nếu không được điều trị sớm. Bệnh đa nang buồng trứng cũng có thể để lại 3 biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

- Ung thư nội mạc tử cung: Do ảnh hưởng của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị đón trứng được thụ thai về đó làm tổ. Nếu người phụ nữ không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

- Bệnh tim: Bệnh nhân bị buồng trứng đa nang có nguy cơ tăng mức insulin, từ đó dẫn đến tăng cholesterol, huyết áp, xơ vữa động mạch, và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

- Tiểu đường tuýp 2: Ở phụ nữ bị bệnh đa nang buồng trứng , tình trạng kháng insulin khiến lượng đường glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiền tiểu đường. Điều này có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân hoặc có trọng lượng bình thường.

Để phòng tránh bệnh phát triển các biến chứng, bạn nên điều trị bệnh tích cực theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng không nên lo lắng quá, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

AloBacsi.vn
Theo Afamily

Dùng thực phẩm chức năng như thế nào để có lợi?

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc - Cần hiểu đúng công dụng của chúng.

Trong thực tế, không ít người dùng thực phẩm chức năng (TPCN) chưa thấy mặt có lợi đã gặp một số bất lợi. Đó là vì không hiểu hết công dụng thực phẩm chức năng và còn mơ hồ khi xem chúng như là thuốc chữa bệnh.

Vì sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc?

Thực phẩm chức năng có quan hệ với thuốc nhưng không thể có tính năng thuốc chữa bệnh.

Quan hệ giữa thực phẩm chức năng và thuốc

Năm 1980, TS. Y khoa Stephen De Felice, người sáng lập “Quỹ cải tiến y học” đưa ra thuật ngữ “dược phẩm dinh dưỡng” (neutraceuticals), hàm nghĩa “thuốc - thực phẩm” để chỉ “loại thực phẩm được bổ sung hoạt chất hay thành phần tự nhiên nhằm tăng cường sức khỏe”.

Sau này dùng thuật ngữ “thực phẩm chức năng” (functionla foods). Ngoài ra, còn nhiều tên gọi khác như: “thực phẩm - thuốc” (alicaments ), “dược phẩm dinh dưỡng” (neutraceutics), “thực phẩm bổ sung dinh dưỡng” (food supplements).

TPCN là nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Nếu thuốc chiếm ưu thế thì gọi là “thuốc - thực phẩm”. Nếu thực phẩm chiếm ưu thế thì gọi là “thực phẩm - thuốc”

Khác nhau trong định nghĩa quan niệm thực phẩm chức năng

Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), Viện khoa học và đời sống quốc tế (ILSI), Viện Y học thuộc Hàm lâm khoa học Mỹ quan niệm TPCN rất rộng, bao gồm cả loại thực phẩm có chế biến hay không chế biến mang lại lợi ích sức khỏe... vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản hoặc thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó. Theo đó, có nhiều loại thực phẩm được xếp vào nhóm TPCN.

Hiệp hội sức khỏe dinh dưỡng Nhật Bản, các cơ quan quản lý ở các nước trong khối EU quan niệm TPCN hẹp hơn, chặt chẽ hơn; chỉ bao gồm các loại thực phẩm đã bổ sung một số chất có lợi hay loại bỏ một số chất bất lợi; được chứng minh bằng cơ sở khoa học tác dụng của chúng lên các cơ quan chức năng của cơ thể (chứ không phải chứng minh hiệu quả chữa bệnh); được Bộ Y tế chấp nhận. Theo đó, chỉ có một ít loại thực phẩm được xếp vào nhóm TPCN.

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa: TPCN là thực phẩm hỗ trợ cho các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Định nghĩa này tổng thể giống với đinh nghĩa đầu.

Giống nhau trong định nghĩa quan niệm thực phẩm chức năng

Cơ quan quản lý thuốc, thực phẩm các nước cũng có những định nghĩa quan niệm giống nhau về TPCN:

- TPCN phải có một thành phần nổi trội có lợi cho sức khỏe.

- TPCN không có tính chữa bệnh, không thay thế thuốc chữa bệnh.

- Không có sự phân định rạch ròi giữa TPCN với thuốc, giữa TPCN với thực phẩm thông thường.

- Nhà sản xuất TPCN phải đăng ký sản phẩm với cơ quan quản lý.

- Giấy phép lưu hành chỉ bao gồm hai nội dung.

Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đồng ý cho phép sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đúng như đã tự nguyện công bố, chứng nhận sản phẩm có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không cơ quan quản lý nước nào bắt buộc nhà sản xuất phải chứng minh hiệu quả bằng thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, giấy phép cũng không có nội dung chứng thực các công dụng mà nhà sản xuất ghi lên tờ giới thiệu, quảng cáo, nhãn.

Cần hiểu đúng công dụng TPCN

Hai loại công dụng TPCN

Loại công dụng có lợi cho sức khỏe (health claim) mà TPCN chắc chắn có:

Một vài ví dụ: YHCT dùng bạch thược, hy thiêm, sói rừng điều trị phong thấp, do đó, TPCN nào có chứa các thảo dược này thì chắc chắn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Hoặc nhiều nghiên cứu khoa học trong ngoài nước đều cho kết quả thống nhất là dịch chiết cây chè dây có tác dụng bao che, làm lành vết loét dạ dày nên TPCN chứa nguyên liệu này chắc chắn sẽ hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Loại công dụng suy ra từ cấu trúc chức năng (structure /function claims) mà TPCN có tiềm năng nhưng chưa chắc chắn có được.

Chẳng hạn: nguyên lý chung là chất chống gốc tự do (như vitamin E, C, betacaroten, selen, alphalipoic acid, L-carnitin) làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự biến dị DNA dẫn đến làm chậm sự xuất hiện phát triển ung thư. Khi TPCN có chứa các chất này, thì nhà sản xuất suy ra và giới thiệu có công dụng chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư. Trong thực tế, đây chỉ là tiềm năng chưa hẳn là có được.

Nếu việc suy luận dựa trên cơ sở lý luận khoa học, có chừng mực, thì công dụng suy ra từ cấu trúc chức năng là hợp lý. Ví dụ, một TPCN chứa các chất có tính năng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu thì có thể suy ra có thể hỗ trợ trong điều trị xơ vữa động mạch vành. TPCN không phải là thuốc chữa bệnh, nên người bệnh có thể dùng và hy vọng có công dụng này; nếu ví lý do nào đó mà không đạt được công dụng này, cũng không có gì hại cả.

Loại công dụng bị quảng cáo quá mức

Ngoài hai loại công dụng nói trên một số ít nhà sản xuất không kiềm chế có thể ghi ra nhiều công dụng quá mức, chữa được “bách bệnh” như một “thần dược”.

Khi tìm hiểu TPCN phải phân biệt công dụng có thực (đáng tin cậy) công dụng có tiềm năng nhưng không chắc chắn (có thể hy vọng) và công dụng không thể nào có do nhà sản xuất suy luận quá mức (không đáng tin cậy, không thể hy vọng).

Điều lưu ý khi đọc thông tin quảng cáo, nhãn thực phẩm chức năng 

Trong nội dung nhà sản xuất thường điểm qua lịch sử nguyên liệu, giải thích vì sao dùng chúng được chọn làm TPCN, sau đó nêu tình hình dùng loại thực phẩm chức năng này trên thế giới như thế nào, đề cập đến những ưu điểm của loại TPCN cụ thể mà mình sản xuất.

Mọi thực phẩm chức năng đều được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên nhãn cũng ghi các công dụng của TPCN. Nội dung thông tin, quảng cáo và nhãn đều do nhà sản xuất tự công bố đăng ký, chịu trách nhiêm về sự công bố đăng ký này trước cơ quan quản lý và pháp luật.

TPCN nói chung là lành tính; lợi ích của TPCN là có thật, dùng đúng sẽ lợi cho sức khỏe và cả sắc đẹp. Đó là một khuynh hướng tiêu dùng lành mạnh, đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, một số mặt trái của nó thường do thực tế từ tình trạng quảng cáo quá đà, đưa ra nhiều công dụng hấp dẫn làm cho một số người quá tin, gây ra nhiều rối rắm, khiến người dùng không hiểu được thực chất của chúng.

Người đọc thông tin nhãn TPCN cần tĩnh tâm suy nghĩ, khi không hiểu hết thì nên hỏi bác sĩ, dược sĩ, lương y để hiểu đúng và dùng đúng mới phát huy hết tác dụng của chúng.

Theo DS.CKII. Bùi Văn Uy - Sức khỏe và Đời sống