Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Coi chừng ung thư buồng trứng! (P1)

Ung thư buồng trứng như kẻ sát nhân giấu mặt giết người lén lút, nhưng bạn vẫn có thể khôn ngoan phát hiện kẻ thủ ác này thông qua một số dấu hiệu.




Năm 37 tuổi, căn bệnh ung thư vú của MC nổi tiếng Giuliana Rancic được phát hiện sau khi bác sĩ yêu cầu cô đi chụp X-quang ngực. Cô đã phải trải qua nhiều cuộc khám nghiệm sau đó. Có phải do cô thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không? Các chuyên gia cho rằng không phải, các nhà khoa học cũng không tìm được mối liên hệ đáng kể nào IVF với ung thư vú. Sau đó ít lâu, một cuộc nghiên cứu khác cho thấy thụ tinh trong ống nghiệm có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người khác, đó là ung thư buồng trứng. Thực hư chuyện này thế nào?

Thông tin hữu ích: ung thư buồng trứng không phổ biến bằng ung thư vú, nhưng nó phát triển nhanh hơn và gây tỷ lệ chết người rất cao. “Gần ¾ các bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn cuối trong 5 năm, xấp xỉ 1/8 số bệnh nhân dưới 45 tuổi, tử vong vì căn bệnh này”, bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc bệnh viện Ung bướu

TP. HCM, cho biết. “Buồng trứng luôn được cung cấp lượng máu dồi dào và chứa nhiều hormone, hai thứ tạo nên môi trường lý tưởng để phát sinh ung thư”, bác sĩ Minh giải thích.

Mối nguy tiềm ẩn

Hai buồng trứng to cỡ quả hạnh nhân treo hai bên tử cung của bạn đảm nhiệm một số việc lớn lao. Một là tiết ra các hormone nữ tính (estrogen, progesteron) lúc dậy thì đến tuổi mãn kinh. Hai là tạo ra trứng. Mỗi tháng, buồng trứng sinh một quả trứng và điều xảy ra tiếp theo bạn đã biết rồi.Hầu hết buồng trứng hoạt động tốt, nhưng vì lý do nào đó, tế bào buồng trứng đã làm sai chức năng và bị trục trặc. Vì thế , khi có triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, ăn nhanh no, đau xương chậu và rất hay đi tiểu, bạn nên lưu ý. Các triệu chứng này khó phân biệt với những bệnh thông thường như khó tiêu hay hội chứng kích thích ruột nên dễ bị hiểu lầm. Đôi khi, bác sĩ không chú ý đến. Kết quả, các khối u chỉ được phát hiện khi đã lớn và lan rộng ra xung quanh. Nếu phát hiện ngay giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng đều có cơ hội sống sót cao đến hơn 90%. Thực tế, 60% người mắc ung thư vú được phát hiện sớm, nhưng 60% người ung thư tử cung lại phát hiện vào lúc bệnh đã ở giai đoạn di căn.



Với những người mới bị ung thư tử cung, do buồng trứng nằm sâu trong nên bác sĩ khó khám được. Hiện nay có một cách kiểm tra là siêu âm qua âm đạo kết hợp với xét nghiệm máu CA125 để đo lượng protein, giúp phát hiện bệnh. Phương pháp này không đủ nhạy để phát hiện tất cả ca mới mắc, cả khi bạn kiểm tra 6 tháng/lần.

“Nếu kết luận sai khi chụp X-quang vú bạn sẽ làm sinh thiết vú. Dù bất tiện, nhưng không đến nỗi khiến bạn phải đoạn nhũ”, Trần Phương Hạnh, bác sĩ phụ khoa, bệnh viện phụ sản quốc tế, TP. HCM, cho biết.
Ngược lại, sai lầm khi chẩn đoán ung thư buồng trứng có thể dẫn đến một ca phẫu thuật.


20 cách phòng chống ung thư (P2)

Một số thói quen và thực phẩm có thể giúp bạn triệt tiêu nguy cơ ung thư

11. Hạn chế điện thoại di động

Một số nghiên cứu cho rằng, có sự liên hệ giữa sóng điện thoại và nguy cơ u não. Dù chưa có kết luận khoa học cuối cùng, nhưng cẩn trọng vẫn hơn. Bạn chỉ nên nói chuyện điện thoại khi cần hoặc nhắn tin. “Nấu cháo” điện thoại không có lợi đâu!

12. Tránh nguy cơ từ nắng
Màu sắc quần áo cũng có thể bảo vệ da. Nghiên cứu cho thấy vải màu xanh dương và đỏ ít hấp thu tia UV từ nắng hơn vải màu vàng và trắng. Bạn cũng đừng quên đồng hành cùng chiếc mũ nhé! Các nhà khoa học đã chứng minh, những vùng tiếp xúc với nắng trực tiếp như da đầu và cổ dễ phát triển ung thư da hơn những vùng khác trên cơ thể.

13. Chọn bác sĩ có kinh nghiệm

Việc chẩn đoán hình ảnh để xác định ung thư vú rất cần kinh nghiệm. Đại học California, San Francisco, Mỹ, cho rằng các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh lý tưởng cần có ít nhất... 25 năm kinh nghiệm. Nếu bạn chưa yên tâm với một lần chẩn đoán, nên đi khám lại với một bác sĩ có thâm niên hơn.

14. Ăn thức ăn sạch

Hormone tăng trưởng và kháng sinh trong thịt có thể gây ung thư các tuyến nội tiết như tuyến tụy, buồng trứng... Thuốc trừ sâu chứa đến 40 tác nhân gây ung thư. Bạn cần chọn thịt sạch và rửa kỹ rau củ quả trước khi dùng.

15. Đừng xem nhẹ những cơn đau

Bạn cần đi khám bệnh nếu thấy bụng to hơn bình thường, đau vùng xương chậu và thường xuyên đột ngột muốn đi tiểu. Đó có thể là những triệu chứng của ung thư buồng trứng. Nhiều người xem thường những dấu hiệu đó cho đến khi đã quá muộn, không còn kịp chữa trị. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ bệnh nhân sống sót thêm 5 năm là 90 - 95%.

16. Tránh chụp CT khi không cần thiết

Máy scan CT là công cụ rất hữu hiệu, nhưng mức phóng xạ nó tạo ra cao hơn tia X rất nhiều. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, kỹ thuật này đã bị lạm dụng. Một phần ba số hình ảnh CT đã được chụp là không cần thiết. Phóng xạ có thể gây ung thư máu, vì thế bạn nên hỏi bác sĩ xem có thể dùng phương pháp nào khác, như siêu âm hoặc MRI, thay cho CT hay không.

17. Giảm 5kg

Trong số những người tử vong vì ung thư, người thừa cân hoặc béo phì chiếm 20% đối với nam và 14% đối với nữ. Chỉ số cơ thể từ 25 – 29,9 được tính là thừa cân, từ 30 trở lên là béo phì. Giảm cân đồng nghĩa giảm estrogen, do đó giảm nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung và buồng trứng ở phụ nữ. Phụ nữ sau 30 tuổi dễ bị ung thư hơn khi tăng khoảng 5kg

18. Tăng cường canxi




Nguồn canxi dồi dào trong sữa có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư đại tràng. Những người dùng canxi liên tục trong 4 năm giảm đến 36% sự phát triển của các polyp gây ung thư sau thời điểm nghiên cứu 5 năm. 3 ly sữa ít béo, một phần sữa chua và một phần phô mai mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng canxi bạn cần.

19. Ngũ cốc thô

Ngũ cốc thô là hạt còn nguyên mài và lớp vỏ lụa bên ngoài, ở Việt Nam tiêu biểu là gạo lức, nếp lức, ngô, vừng (mè), các loại đậu và hạt. Thực phẩm từ ngũ cốc đã được tinh lọc thường có màu trắng, bao gồm bánh mì trắng, gạo trắng, bún, phở... Những thực phẩm này có chỉ số Glycaemic cao. Chỉ số này phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường, dễ gây ung thư đại trực tràng.

20. Cẩn thận với axit folic

Vitamin nhóm B rất cần thiết, đặc biệt cho phụ nữ có thai để phòng chống dị tật thai nhi. Tuy nhiên, vitamin B9, còn gọi là axit folic, có thể là con dao hai lưỡi nếu dùng quá nhiều. Bạn cần phân biệt folat (dạng tự nhiên của axit folic, có nhiều trong rau củ và trái cây) với dạng tổng hợp của nó. Dư thừa axit folic có thể tăng nguy cơ ung thư phổi, đại tràng và tuyến tiền liệt.

Theo một thống kê, phân nửa những người dùng viên bổ sung vitamin có chứa trên 400 microgram axit folic bị dư lượng chất này. Mỗi ngày không được nạp quá 1.000 mcg. Nếu bạn đã ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì không cần dùng viên bổ sung có chất này.